Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013


Một thời đam mê
Những bộ sưu tập

Thưở chúng ta còn là học trò, ngoài việc học hành ra, giao lưu với bè bạn trong trường, chúng ta còn một nỗi đam mê khác là thú sưu tầm. Tôi cũng không biết chắc và cũng không nắm rõ tất cả các bạn hồi đó thích sưu tầm gì, nam thích gì? Nữ  thích gì? Nhưng có lẽ hai thứ mà học sinh thời đó nhất là các bạn nam thích nhất là sưu tầm tem và sưu tầm hình máy bay.
Thú sưu tầm tem để được chiêm ngưỡng những con tem xinh xắn, nhiều màu sắc. Đó là công việc đòi hỏi sự chăm chút, kỹ lưỡng cộng thêm sự nhẫn nại. Công cụ hỗ trợ gồm: kính lúp, kẹp gắp tem, nước benzen để rửa tem. album và bao nhiêu thứ linh tinh khác. Con tem đòi hỏi phải còn đủ răng mới có giá trị. Còn tem không răng là tem gọi là bị lỗi, tem này có giá trị tùy thuộc vào số lượng nó được in, nhiều thì giá trị ít, ít thì giá trị tăng.
Tem đã đóng dấu rồi gọi là tem chết, nó sẽ không có giá trị bằng tem sống tức là không đóng dấu, đặc biệt chí có những con tem thuộc loại quý hiếm thì mới không bị phụ thuộc vào quy định này. Người chơi tem còn phải tham gia vào việc mua những bao thơ phát hành ngày đầu tiên ra con tem nào đó tại bưu điện thành phố và tự coi như mình là người sành sỏi trong việc chơi tem. Chơi tem có người thì chia ra từng mục như: các loài hoa, cây cảnh, động vật, chim chóc, phong cảnh, thê thao,v.v...Cũng có người thì gộp chung.
Hồi đó thị trường tem rất sôi động, Nơi bán tem hiều nhất là khu đường Lê Lai bên hông ga Sài Gòn, ở đây trưng bày rất nhiều loại tem đủ các quốc gia, trong đó có các tem các nước cộng sản và đặc biệt mặc dù đang chiến tranh cũng có các tem của MTGP và tem VNDCCH. Một nơi nữa là trước nhà thờ Tân Định, nơi đây hình như cũng là trụ sở hội chơi tem VN, ngoài ra còn có những chổ khác như hiệu sách nhà thờ Kỳ Đồng, một tiệm ở đường Trần Văn Thạch phía sau chợ Tân Định...
Riêng tôi bắt đầu chơi tem là do anh Hoàng Cơ Thiên Thụy học lớp tôi từ lớp nhất truyền cho. Bộ sưu tập của tôi lúc đó gồm 10 album gồm đủ thể loại. Nguồn tem của tôi từ việc mua, việc trao đổi tem. Nói về việc trao đổi, thời đó các bãi rác tại các sở Mỹ đều có đổ ra những bao thơ và giấy tờ mà trong đó có nhiều tem. Nói là rác chứ chỉ là giấy nên tôi tranh thủ đến các bãi này, đem thơ về lấy tem đi đổi những tem mà mình cần.
Nhưng điều đáng buồn là tình hình kinh tế gia đình tôi vô cùng khó khăn, nên cuối cùng tôi đã buộc phải bán lại cho anh Khưu Xuân Ân lúc đó là lớp 11 năm 1974. Thế là niềm đam mê của tôi không còn nữa. Giờ đây trong thời đại này, thì giấc mơ khôi phục lại vẫn chỉ là giấc mơ vì chơi tem giờ rất tốn kém.

                                                          Hình minh họa

Một thứ sưu tầm nữa loại này chỉ dành cho các bạn nam ở một thời mà trên bầu trời chúng ta sống, máy bay đủ các loại bay trên đó, đó là sưu tầm hình máy bay. Thú này do các bạn tôi hồi còn học lớp onzième tức lớp 1 bây giờ truyền lại cho tôi. Tôi nhớ hồi đó không phải kiếm được hình máy bay là chuyện dể dàng như bây giờ; phải đi kiếm ở các báo hay sách có các hình đó rồi cắt để dán vào album, còn các thông tin về máy bay lại càng hiếm. Sau đó vài năm khi người Mỹ vào Việt Nam thì các hình máy bay và thông tin của nó càng phong phú hơn vì có nhiều tạp chí chuyên ngành về lĩnh vựa này mà người Mỹ đọc xong đã bán ra các vựa ve chai. Nó là nguồn cung cấp cho bộ sưu tập máy bay của tôi rất nhiều.
Bộ sưu tập của tôi lúc đó được chia ra nhiều album: máy bay đệ nhất và đệ nhị thế chiến của Mỹ và Anh, máy bay Mỹ thời hiện đại (lúc đó là từ sau 1945 đến 1974), máy bay của Liên Xô. Các cuốn album của tôi càng ngày dày cộm lên bởi các hình ảnh thu thập được. Và cũng như phần trên đã nói do kinh tế khó khăn tôi đã nhượng lại cho  một bạn lớp 10 giờ tôi đã quên tên.
Bẳng qua một thời gian dài, tôi mới có cơ hội phục hồi lại việc sưu tầm hình máy bay. Việc phục hồi này phải nói nhờ vào mạng internet rất nhiều. Hình máy bay rất vô số qua các trang mạng và kề các thông tin về chi tiết máy bay. Trang mạng giúp cho tôi phục hồi lại thú chơi này là trang blog Những đôi cánh. Giờ thì bộ sưu tập của tôi gồm các máy bay của Mỹ qua các thời kỳ, máy bay của Liên Xô củ, của Nga, máy bay của Pháp, anh qua các thời kỳ, máy bay của Đức đủ loại, trong đó có các loại máy bay còn trong dạng thí nghiệm...và những thông tin này được tôi lưu trong máy vi tính.
Thế là hai thú vui của tôi, một giờ không thể tiếp tục và một giờ đã được phục hồi. Dù sao cũng là niềm an ủi về một niềm đam mê thuở học trò của tôi.

                                                 Hình minh họa











                                           

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013


HÌNH ẢNH BẠN BÈ GỞI VỀ (TIẾP THEO)



  Biện Phước Lợi, Hồ Tuấn Ngọc, Thầy Hoàng Ngọc Ẩn, Đỗ Mạc Lô và Vương Thiên Phước



                                        Gia đình thầy Nguyễn Ngọc Hy  hồi thầy còn trẻ



Bạn Trần Tử Lành năm 1980

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013


Đường Avalanche
Đường Champagne
Đường Yên Đỗ


                 
Đường khúc khuỷu hướng Bắc Tây Bắc – Nam Tây Nam kết nối đường Paul-Blanchy với đường Verdun.
Là một con đường xưa dành cho xe ba gác chạy dọc theo kênh Thị Nghè. Tên đầu tiên của nó là Avalanche. Trong phiên họp ngày 26 tháng 4 năm 1920, hội đồng thành phố quyết định đặt tên là Champagne.


Bản đồ năm 1898 ghi là đường Avalanche


Bản đồ năm 1942 ghi là đường Champagne


Bản đồ năm 1958 đổi tên là Yên Đổ


Bản đồ hiện tại là đường Lý Chính Thắng
   

Con đường này bắt đầu từ giao lộ của ba con đường là Yên Đỗ, Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải. Đi dọc theo đường chúng ta thấy quán phở Bình nơi VC đặt bộ chủ huy trong tết Mậu Thân, tới một chút có con hẽm đi thông ra rạp Kinh Thành, trong con hẽm này có lớp học Anh Văn tên Minh Phụng. Qua khỏi đây là ngả ba Yên Đỗ - Huỳnh Tịnh Của, ở đó có nhà của Hoàng Đức Ninh là anh của Hoàng Đức Nhã. Đối diện ngả ba là khu Hầm Sỏi, tới một chút có con hẽm.









                                                    
Ngả tư Yên Đỗ - Công Lý






Ngôi nhà nơi có tấm banderolle là nhà của luật sư Trương Đình Út








Viện bào chế Vanco gần ngã tư Công Lý - Yên Đổ



Chúng ta thấy đường Yên Đỗ thời đó có hai chiếu lưu thông và đường Công Lý còn có đường dành riêng cho xe hai, ba bánh
               


Giờ ta tới ngả tư Yên Đỗ - Công Lý. Bước tới bên phải là viện bào chế thuốc tây Vanco. Kế bên là một khu chung cư và là nhà hàng Y Pha Nho. Cũng phía bên này cạnh một hẽm lớn là bót Đặng Văn Bắc. Bên trái chúng ta thấy một lớp học đánh máy cạnh đình Xuân Hòa và tiệm sửa xe của ông Sáu Lòng. Con hẽm kế cận có một trạm điều áp nước, nơi đó là sân đánh boule. Nhìn qua bên đường là hẽm 146 có tiệm hớt tóc Hoàng Lộc, tiệm thuốc bắc Hồi Xuân, hẽm 148 có tiệm phở Đồng Thịnh và Nam Hà, hẽm 150 có tiệm thuốc bắc Khương Ninh đối diện cư xá Yên Đổ, đi tới là tiệm giầy Thanh Dung nơi nghệ sĩ Vân Hùng đoàn Kim Cương thường đặt giầy. Cạnh cư xá là Nha Quản thủ điền địa, kề bên là viện bào chế La Thành Nghệ chuyên làm thuốc Cortal. Nhìn đối diện là một cơ quan của Mỹ, cũng như bên kia đường là “building 7 tầng” của Mỹ. Đây là ngả ba Yên Đỗ - Đoàn Công Bửu, khu vực này là khu an toàn của các cơ quan cao cấp của Mỹ. Xong là chúng ta tới ngả tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng. Nhìn qua ta thấy một cây xăng bên phải, giờ đây nó không còn, bên trái là trung tâm Đắc Lộ.


Nhà lầu 7 tầng xưa là của SuFo công ty Shell




                


Chổ nhà màu trắng chổ chiếc xe màu trắng nhìn xéo vô là tiệm giầy Thanh Dung, chổ cột lồng đèn là hẽm 150. Phía cua quẹo là hẽm 148, ngay đều hẽm là tiệm phở Đồng Thịnh khi chưa xây lại, còn bên kia là nhà Thái Đen, một gian thương bị xử bắn năm 1966.




Vòng cua Yên Đổ chụp từ đầu hẽm 152. Chúng ta thấy nên trái là nhà in Phương Quỳnh rồi tới tiệm sữa điện lạnh. Qua cột đèn bê tông là phông tên nước công cộng và tiệm giầy Thanh Dung. Bên phải chúng ta thấy vách tường trắng sau xe taxi là của Nha Quản thủ điền địa. Hình này chụp năm 72 trở về sau vì Nha Quản thủ điền địa hồi trước đó không có vách tường mà là hàng rào bằng dây kẽm gai.



                                               Trên sân thượng nhà lầu 7 tầng




Đình Xuân Hòa bây giờ


Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng cuối thập niên 50 đầu thập niên 60






Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng




Ngả tư Yên Đổ - Trương Minh Giảng, ta thấy phía bên trái có một cây xăng. Còn góc phía bên phài là trung tâm Đắc Lộ và văn phòng của hảng Air France.

              
          Tới ngả ba Yên Đổ - Trương Công Định (giờ là ngả tư) ta thấy một cây xăng ở góc ngả tư. Bên góc kia của ngả tư là biệt thư số 200. Nó từng là trụ sở Société française d'entreprises de dragages et de travaux publics (Công ty xí nghiệp nạo vét và lao động công cộng Pháp). Công ty này Được thành lập ngày 10 tháng hai năm 1902, dưới cái tên Société française industrielle d'Extrême-Orient 1 theo sự khởi xướng của kỹ sư Louis-Félix Dussoliers. 

               Như thế con đường này băng qua Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thông và chấm dứt ở công trường dân Chủ. Ở đoạn này khi xưa có một "phú de" là nơi chuyên đi bắt chó chạy rong ngoài đường, ai tới lãnh cho phải đóng tiền phạt. Đoạn ra công trường Dân Chủ có đoạn đường ray xe lửa chạy từ ga Sài Gòn vô ga Hòa Hưng.







Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Những hình ảnh còn lại của trang blog bạn Henry Vũ, giờ trang blog không còn nữa. Tôi post lên những tấm hình này của trang. Hình bị mờ do không lấy được hình gốc.

                                                   Chương trình văn nghệ năm 1974





lớp 3-2, Lê Quý Đôn 1968-69 (Lớp 9-2 in 1975)


                                                          lớp 8-2, Lê Quý Đôn, 1974

  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...