Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Đường Barbé
Đường Lê Quý Đôn

Từ năm 1905 đến 1908 chỉ kéo dài từ đường Richaud tới đường Chasseloup-Laubat. Khi xưa nó còn có tên gọi là đường Palais vì dẫn vào phía hướng Tây Nam của khu vườn dinh toàn quyền, Trong cuộc họp ngày 28 tháng 2 năm 1897 mới chính thức đổi tên như trên. Nhưng lại ghi là Barbet do khởi xướng của Société des études indochinoises, vấn đề chính tả thật sự lại của hội đồng thành phố trong cuộc họp ngày 30 tháng 8 năm 1926.


Bản đồ năm 1898 ghi là Barbet và giới hạn chỉ tới đường Richaud


Bản đồ năm 1920 và giới hạn tới đường Mayer


Bản đồ năm 1942 đã chỉnh lại tên là Barbé


Bản đồ năm 1958 đổi lại là Lê Quý Đôn

Đường Lê Quý Đôn bắt đầu từ ngả ba Lê Quý Đôn – Hồng Thập Tự và kết thúc tại ngả ba Lê Quý Đôn – Hiền Vương, là một con đường ngày xưa rất im ắng nằm dưới hai hàng cây sao. Bắt đầu đi từ ngả ba với đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai), chúng ta thấy bên trái là Nha báo chí, trụ sở của Việt Nam thông tấn xã, bên phải là bờ rào của trường Lê Quý Đôn với Trung tâm nghiên cứu giáo dục VNCH và đi tới là cổng ra vào học sinh tiểu học. Bên trái có một quán bán bánh kẹo cho học sinh, ở đó có một ông cảnh sát già, đi tới là dãy biệt thư. 


Phần của tiểu học Lê Quý Đôn

 Đến ngả tư Lê Quý Đôn – Trần Quý Cáp,  về bên kia tay trái là trụ sở cứu hỏa của Mỹ xưa là biệt thư của bà Henriette Bùi Quang Chiêu, rồi đến năm 1958 là đại học y khoa đền năm 1965, đi tới cũng là dãy biệt thự. Bên kia tay phải là ga ra sửa chửa xe hơi, đi tới là khu biệt thư xây năm 1974, hồi trước tại đây là depot rác, tới là một biệt thự và tòa soạn báo Giác Ngộ của phật giáo.



Bên trong khuôn viên đại học Y khoa củ nhìn ra đường Lê Quý Đôn


Đoạn nhìn về ngả tư Lê Quý Đôn - Trần Quý Cáp.
 Bên phải là trụ sở cứu hỏa của Mỹ, bên phải là depot rác.

          Đến ngả tư Lê Quý Đôn – Phan Đình Phùng. Ở bên tay trái trên đường Phan Đình Phùng đằng xa là tòa Tổng giám mục địa phận Sài Gòn – Gia Định, phía bên tay phải là bộ thông tin và thanh niên sau là phủ tổng ủy dân vận chiếu hồi. Qua ngả tư ta tới thư viện Abraham Lincoln số 8 Lê Quý Đôn thành lập năm 1964 sau khi chuyển từ khu vực rạp Rex về. Thư viện này có phòng triển lãm và phòng chiếu phim cạnh cổng ra vào. Chính nơi đây đã tổ chức triển lãm viên đá lấy từ mặt trăng về. Tôi nhớ lúc đó dân Sài Gòn đến xem rất đông.


Thư viện Abraham Lincoln số 8 Lê Quý Đôn


         Tới ngả tư Lê Quý Đôn – Ngô Thời Nhiệm, ở góc trái có một building Mỹ, sang bên phải là cổng sau trường Marie Curie. 


Buiding BOQ của Mỹ tại ngả tư Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm


Bờ tường phía sau của trường Marie Curie



Biệt thư góc Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhiệm

Ngả tư Lê Quý Đôn – Phan Thanh Giản hiện ra trước mắt chúng ta. Qua ngả tư hai bên là khu biệt thư mà giờ đây tôi đã quên tên chủ nhân của nó rồi, chỉ có cái ở góc bên trái ngả tư Lê Quý Đôn – Tú Xương là của bà chủ đoàn Dạ Lý Hương cho Mỹ mướn. Nhà này sau đó vào cuối năm 1973 có xảy ra một vụ cướp bắn người tại đây. Qua ngả tư này là phía sau của dinh phó tổng thống Trần Văn Hương. Ở trên đoạn đường này có một hàng cây sao nhưng đã bị đốn để tạo khoảng trống cho bãi đáp trực thăng. Kết thúc ta tới ngả ba Lê Quý Đôn – Hiền Vương, nhìn qua bên kia đường là khi biệt thư tài sản của nước Anh.


Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013


ĐƯỜNG IMPÉRATRICE
ĐƯỜNG MAC MAHON
ĐƯỜNG CHARLES DE GAULLE
ĐƯỜNG DE LATTRE DE TASSYGNY
ĐƯỜNG CÔNG LÝ
ĐƯỜNG CÁCH MẠNG 1/11


Đường này bắt đầu từ bên Chương Dương và chấm dứt tại khu vực Tân Sơn Nhất nhưng trong bài này chúng ta chỉ giới hạn tới cầu Công Lý.
Tại khu vực bến Chương Dương xưa gọi là Quai Belgique có một tòa nhà bên tay trái đường là Phòng thương mại vế sau thời VNCH đổi tên là hội trường Diên Hồng. Trong thời đệ nhị cộng hòa nơi này trở thành trụ sở Thượng nghị viện.




Tượng đài An Dương Vương trước trụ sở Thượng nghị viện


Qua ngả tư Công Lý – Nguyễn Công Trứ, chúng ta thấy tòa nhà văn phòng của công ty Nestlé, một công ty sữa nổi tiếng trước năm 1975 với các sản phẩm sữa. Tại đây về phía trái có một đền thờ Hồi giáo nhỏ tên là Masjid Al Rahim.


Công ty Nestlé



Đền thờ Hồi giáo Masjid Al Rahim



Qua ngả ba với Nguyễn Văn Sâm (Nguyễn Thái Bình) là tới ngả tư Công Lý – Hàm Nghi.


Tòa nhà có tháp củ tỏi nằm tại góc Hàm Nghi-Công Lý, Chỗ đó năm 1970/71 là
 Việt Nam Công Thương Ngân Hàng đang xây dựng


 Việt Nam Công Thương Ngân Hàng đang xây dựng

Khi xưa lá tòa nhà de la presse et de l'information (Đài Pháp Á)


Trước đó nó là Société Financière Française et Coloniale


Đường Hàm Nghi & Công Lý, bên phải trong hình là
 trường Kỹ Thuật Cao Thắng và chợ Chim, Chó





Nhà hàng Victory góc Hàm Nghi - Công Lý .

Qua bên kia ngả tư Công Lý – Hàm Nghi là một bên là vách của sở Giao thông Công chánh VNCH xưa là Pavilion des Travaux Publics và một bên là vách của trường Kỹ thuật Cao Thắng.


Pavilion des Travaux Publics


Là chúng ta đến ngả tư Công Lý - Huỳnh Thúc Kháng.



Ngã tư Công Lý-Huỳnh Thúc Kháng



Qua khỏi đây là ngả tư Công Lý – Lê Lợi. 


                                                       Đoạn đầu đường Công Lý











                    Đường Công Lý đoạn giáp Lê Lợi chú ý bên trái là cổng sau chùa Ấn



         Góc Lê Lợi - Công Lý . Tòa nhà phía bên đường là 
Sở Giao Thông Công Chánh













                   
Ngả tư Công Lý – Lê Thánh Tôn xa bên tay phải là Crystal Palace



Ở đoạn đầu ngả tư này có khu Crystal palace một thời có hệ thống truyền hình màu theo dõi khác ra vào. Đi một đoạn ngắn ta tới ngả tư Công Lý – Lê Thánh Tôn, nơi đây chuyên môn bán giấy dép da.










                                                     Lê Thánh Tôn - Công Lý







Rồi ta thấy hông thư viện quốc gia bên tay trái đường. Nơi đây xưa là khám lớn nhốt tù của Pháp, về sau là hội quán sinh viên. Chính nơi đây đã đưa tên tuổi Khánh Ly và nhạc Trịnh lên đỉnh cao. Tòa nhà thư viện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và nó là thư viện hiện đại nhất miền Nam lúc bấy giờ.


                                                                  
                                                           Thư viện quốc gia


               
Ngả tư Công Lý - Gia Long chúng ta thấy một góc thư viện quốc gia
          



Đường Công Lý nhìn từ góc Lê Lợi-Công Lý






Tường rào thư viện quốc gia bên đường Công Lý hiện nay




                 Đường Công Lý: tay trái là dinh Gia Long, tay phải là thư viện quốc gia

                  

 Nhìn qua bên phải là dinh Gia Long, nơi đây trở thành nơi làm việc của tổng thống Ngô Đình Diệm sau khi dinh Độc Lập bị Phạm Phú Quốc bỏ bom năm 1962 và cũng chính nơi đây trong ngày 30 tháng 10 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là đại tá, đã chỉ huy quân đảo chính đánh vào đây. Đây cũng là giao lộ Công Lý – Gia Long. Bên trái là pháp đình Sài Gòn, bên trái là công viên Gia Long, cạnh công viên là văn phòng của luật sư người Pháp tên là Jacquesmart. Cạnh văn phòng có một phòng mạch của một bác sĩ cũng người Pháp.


                                                          Dinh Gia Long


                                                         Công viên Gia Long



                          Từ dinh Gia Long nhìn ra thấy pháp đình Sài Gòn và công viên Gia Long



                                                         Pháp đình Sài Gòn











Phía sau cây da là văn phòng luật sư Jacquesmart


Qua đoạn này ta tới ngả tư Công Lý - Nguyễn Du là khu vực dinh Độc Lập bên trái và bên phải là dảy biệt thự. Tới nữa là ngả ba Công Lý – Thống Nhất kèm theo hai con đường song song với nó là đường Hàn Thuyên và Alexandre De Rhodes, với khu công viên đầy bóng mát.

                  

Ngôi nhà nằm đối diện dinh Độc lập



Đường Hàn Thuyên trước dinh Độc lập






                         Nhà nghỉ trong dinh Độc Lập ngó ngang trường Lê Quý Đôn





               

Đường Mac Mahon lúc mới mở (góc Về sau là đường Công Lý - Hồng Thập Tự)

Và đây ngả tư Công Lý – Hồng Thập Tự, qua ngả tư bên trái là trường của chúng ta, bên phải có một trường tư thục Nguyễn Huệ, rồi đến đầu ngả tư Công Lý – Trần Quý Cáp có ngôi nhà của bà già người Pháp. Đoạn này là hông trường Lê Quý Đôn, ở đây có khu nhà ở của những người lao công của trường








Đường Công Lý góc trường Lê Quý Đôn. Chổ đất bị đào lên là của cây me bị trốc gốc,
 lực lượng dọn dẹp là đội chữa cháy của Mỹ bên đường Trần Quý Cáp.






         








                         Đường Công Lý, phía trước là ngã tư Công Lý-Trần Quý Cáp



Đường Công Lý bên hông TTGD lê Quý Đôn, 
nhìn về tay trái chúng ta thấy trường tư thục Nguyễn Huệ
.

Công Lý đoạn bên hông sân vận động Phan Đình Phùng








Ngả tư Trần Quý Cáp - Công Lý khi Hotel Đức đang xây dựng





Qua ngả tư Công Lý – Trần Quý Cáp Ta thấy Sân vận động Phan Đình Phùng bên phải, bên phải là hotel Đức và một biệt thự lớn. Rồi tiếp đến là ngả tư Công Lý – Phan Đình Phùng. Đi tới một chút chúng ta thấy một building Mỹ phía phải.



Ngả tư Công Lý - Phan Đình Phùng











                                       Biệt thự ngó qua hông sân Phan Đình Phùng



                                      Chúng ta thấy hotel Đức còn đang xây dựng







Ngả ba Công Lý – Ngô Thời Nhiệm với xưởng bào chế Roussel và trường Marie Curie bên phải, bên trái là một buildding mà trước đó là biệt thư của luật sư Trịnh Đình Thảo. Ông này bị chính quyền VNCH trục xuất ra Bắc năm 1964 và tịch thu căn nhà này. Đi tới nữa là phần sau của trung tâm viễn thông Mỹ và ở đây hồi đó có một tiệm may





                                      
Một góc ngả ba Công Lý – Ngô Thời Nhiệm





Số 159 bis nhà ông proviseur trường Marie Curie







Nhân tiện đây chúng ta đọc qua lịch sử của trường Marie Curie.
     Năm 1915:  Mua đất xây trường.
     Năm 1918:  Kết thúc việc xây dựng trường.
Thành lập trường Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F FranVaises). Khai giảng năm học 1939 có 855 học sinh  ( một số lớp sĩ số hơn 48 học sinh )
     Năm 1941: Người Nhật tham chiến ở Đông Dương, các dãy phòng học trở thành bệnh viện dành cho người Nhật.
Trường EPS di dời sang trường mẫu giáo đường Duy Tân (trường Đại Học Kinh Tế sau này)
     Năm 1942: Trường lấy tên là trường Trung học Cơ sở Calmette.
     Ngày 9 tháng 3 năm 1945 : Nhật đảo chính Pháp. Trường bị đóng cửa. Trường trở thành trại tập trung lính hải quân người Pháp.
     Năm 1946: Trường đổi tên một lần nữa là Trung tâm Trung học Lucien Mossard 
( 300 học sinh với 8 lớp từ lớp 6 đến lớp 9 )
     Khai giảng năm 1947: Trường hoạt động như một trường tiểu học dưới tên Petit Lycée Calmette.
     Ngày 1 tháng 1 năm 1948: Trường Trung học nữ sinh Pháp được thành lập dưới tên trường Trung học Marie Curie. Trường có 2.500 học sinh, 80 giáo sư và 5 giáo viên tiểu học. Thành lập thêm 2 cơ sở phụ : Lamartine và Colette.
     Năm 1970: Trường Marie Curie phải tiếp nhận các học sinh của trường trung học nam sinh Jean Jacques Rousseau do chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ lấy lại trường.


                                         Ngả tư Công Lý – Phan Thanh Giản





Ngả tư Công Lý – Phan Thanh Giản hiện ra trước mắt chúng ta. Qua ngả tư về tay trái bên đường Phan Thanh Giản có ngôi nhà của thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình nằm trong hẽm. Tới một chút là ngôi nhà của ông Nguyễn Tấn Trung, tổng giám đốc Air Việt Nam ở ngả ba Công Lý – Tú Xương. Bên tay phải là trường Regiana Mundi (Couvent des oiseaux), kế bên là ngôi nhà của luật sư Jacquesmart tiếp đến là trụ sở Terre Rouge của Pháp và đối diện là dinh phó tổng thống Trần Văn Hương.

                              
Trường Regina Mundi (Couvent des oiseaux)



Ngã tư Công Lý - Phan Thanh Giản nhìn theo hướng ngược lại vì thời điểm hình được chụp lúc đó đường  Phan Thanh Giản còn hai chiều.




Vila Ông  Nguyễn Tấn Trung, tổng giám đốc Air Việt Nam.







Đám cưới con gái ông Nguyễn Tấn Trung với con trai TT Nguyễn Văn Thiệu.


Ngôi nhà của luật sư Jacquesmart ngày nay

(hiện giờ không còn nữa vì đã dỡ bỏ để mở rộng đường)


Ngôi nhà của luật sư Jacquesmart hồi xưa( Vẽ theo ký ức)


 Ngả ba Công Lý - Tú Xương, căn villa góc trái là nhà luật sư Jacquesmart







      

Dinh Trần Văn Hương ngày nay. Thời Pháp nó là tài sản của bà de la Souchère tên thật là Janie-Marie Marguerite Bertin, phó chủ tịch hiệp hội cao su.


 Ngả tư Công Lý – Hiền Vương. Phía trước bên trái là công ty Terre rouge của Pháp





     
Qua ngả ba Công Lý – Tú Xương là ngả tư Công Lý – Hiền Vương. Chúng ta gặp phần sau của viện Pasteur trãi dài tới ngả tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu (Tại ngã tư này có ông già chuyên xửa xe Velo Solex bên lề đường. Tiệm của ông chỉ căng tấm bạt để làm nóc che nắng che mưa. Ngay cả trong lúc xe Honda, Suzuki tràn ngập thị trường. cũng không thấy ông sửa xe nào khác ngoài Velo Solex. Ông cụ này, có lẽ chỉ đưa con ốc ông cũng biết là nó nằm ở đâu trong chiếc Velo Solex. Tới 1974, vẩn thấy ông ở đó nhưng không rõ tới lúc nào thì ông không còn sửa xe ở đó nữa.). Bên phía trái là bệnh viện dân tộc. Qua khỏi ngả tư Công Lý – Nguyễn Đình Chiểu có trụ sở đạo Bahai, tiếp đến là Hội thánh Báp Tít Ân điển (Có một thời (có lẽ trong những năm khoảng 1970), một trong những cách hội dùng để truyền đạo là mở lớp dạy anh văn miển phí. Do người Mỹ dạy đàng hoàng. Trong hội có cái tủ lạnh chứa cà rem. Giờ giải lao các học sinh được đãi ăn cà rem miển phí. Chỉ có điều là các lớp nhỏ học tiếng Anh qua các bài về kinh thánh. Chỉ có lớp cao mới học qua các bài báo), bên tay phải có khu chung cư và ngõ hẽm thông qua đường Huỳnh Tịnh Của.


Biệt thư ngay ngã tư Công Lý - Hiền Vương ngày nay không còn nữa


Đoạn qua ngả tư Công Lý - Hiền Vương. 
Bên tay mặt là hàng rào phía sau viện Pasteur


Đường Công Lý đoạn trước của sau  viện Pasteur khi con đường chưa mở rộng còn hai đường  nhỏ dành cho xe thô sơ.



Trường trung học Công Lý còn gọi là Charle De gaulle


Ngả tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu,
 ta thấy trường tư thục Duy Nhất, bên kia đường là trụ sở đạo Ba Hai



Ngả tư Công Lý - Nguyễn Đình Chiểu






Đường Công Lý đoạn gần tới ngả tư Công Lý – Yên Đỗ



Nhà của Đức Từ Cung - Thân mẫu của Cựu Hoàng Đế Bảo Đại - một căn.
 Nhà đó mang số 213 Công Lý .



Đường Công Lý gần tới ngả tư Yên Đổ - Công Lý


Đường Công Lý lúc còn hai đường nhỏ cho xe thô sơ. 





Trường tư thục Công Lý (Charles De Gaulle)






Hội thánh Báp Tít Ân điển







  Ngả tư Công Lý – Yên Đỗ






Đường Công Lý gần tới với giao lộ Yên Đổ 
thời gian còn dãy phân cách cho xe thô sơ








                        
Qua ngả tư Công Lý – Yên Đỗ. Ta thấy bên tay trái là xóm Lách hay xóm Chuồng bò, bên phải là xóm Nhà đèn tới một khoảng là trung tâm văn bút nơi nhà văn Chu Tử bị ám sát năm 1965. Đi thêm nữa là cư xá Kiến thiết còn gọi là cư xá hàng không trãi dài tới cầu Công Lý. Tay trái ta có chùa Vĩnh Nghiêm và trường Sao Mai ngay cạnh cầu.




Số 253A đường Công Lý




Trụ sở hội cư sĩ phật giáo nơi xảy ra vụ ám sát nhà văn Chu Tử




Trong sân chùa Vỉnh Nghiêm nhìn ra đường Công Lý







 Bãi rau muống dưới chân cầu Công Lý



Cư xá hàng không dân sự gần cầu Công Lý 





Nhân dịp đây tôi nói về chùa Vĩnh Nghiêm:Xưa nơi đây là bãi rau muống, xa xa bên trong có khu dân cư. Năm 1969,dân Bắc di cư quyết định mua bãi này để xây dựng chùa.





Trường Sao Mai


                                              
Chùa Vĩnh Nghiêm thời mới xây dựng








Cầu Công Lý






Đường Công Lý chấm dứt tại cầu này. Bên kia là đường Cách Mạng 1/11. Bây giờ nó chỉ còn một tên là Nam Kỳ Khởi Nghĩa chạy từ bến Chương Dương (đại lộ Võ Văn Kiệt) đến Tân Sơn Nhứt.














Ngả tư Cách Mạng 1/11 - Trương Tấn Bữu





Ngả tư Cách mạng 1/11 và Trương Tấn Bữu






  Tết Sài Gòn trăm năm trước ra sao?   Biết những gì xảy ra trong quá khứ xa xưa dường như là mơ ước muôn đời của con người. Bởi trong c...